Sáng Tạo Nội Dung, Blog (Tất Cả Bài Viết)

Để không gục ngã ở tuổi 35

9 phút đọc

Ở Việt Nam không phải 20, 25, 30 hay 40 mà 35 mới chính là tuổi “khắc nghiệt” nhất

Bạn bè mình vẫn trêu rằng đây chính là tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam.

Bởi các công ty, nhà máy sẽ không tuyển người trên 35 cho các vị trí nhân viên.

Nếu bạn đang làm ở một công ty mà trên 35 rồi vẫn còn là nhân viên, thì đa phần công ty sẽ tìm cách chèn ép, điều chuyển khắp nơi để cho tự nghỉ.

Thực tế khắc nghiệt đến vô lý là vậy.

Tất nhiên vẫn có công ty ngoại lệ, nhưng đa phần đều thế này.

Không tin bạn cứ search khủng hoảng tuổi 35 trên mạng, hay trong các hội nhóm, sẽ nhận ra ngay sự thật phũ phàng.

Đến giờ mình vẫn không hiểu tại sao thị trường lao động ở Việt Nam lại bạc bẽo và khắc nghiệt như thế.

Nhà nước cũng không hề có chính sách gì để ngăn cản các công ty công khai “đì đọt”, phân biệt dựa vào độ tuổi của nhân viên thay vì năng lực.

Hãy nghĩ xem, đâu phải ai cũng đủ tài năng và may mắn để lên các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Tại sao cứ 35 là mặc định cho vào danh sách đen?

Thắc mắc rất lâu, thì mình cũng đành chấp nhận đây là điều mặc định ở thị trường lao động ở Việt Nam. Không thể thay đổi.

Cho nên làm gì thì làm, trước 35 chúng ta phải nỗ lực hết sức để không lâm vào “hiểm cảnh”.

Rất may trong quá khứ mình có đọc được 01 câu chuyện cổ, nhờ câu chuyện này mà đến bây giờ dù chưa 35, nhưng mình tự tin rằng bản thân đã vượt qua thử thách bị thị trường lao động đào thải này.

Có thể câu chuyện cổ này cũng giúp ích được cho bạn giống như nó đã làm với mình.


Câu chuyện bắt đầu với hai người thợ rừng sống trên những ngọn núi riêng biệt. Nguồn nước duy nhất của họ là một dòng suối chảy ở dưới đáy thung lũng.

Mỗi ngày, họ gặp nhau để đổ đầy nước vào xô trước khi leo trở về túp lều của mình.

Theo thời gian, họ đã trở thành bạn bè.

Nhưng vào một buổi tối mùa hè ấm áp, một người thợ rừng đã không xuất hiện.

“Lạ thật,” người kia nghĩ. Đây là lần đầu tiên trong 05 năm anh không lấy nước.

“Có lẽ anh ấy quá bận rộn.”

Ngày hôm sau trôi qua mà không thấy xuất hiện. Rồi một tuần. Rồi hai tuần. Người đàn ông lo lắng rằng bạn mình bị thương.

Anh ta băng qua suối và đi vào túp lều của người bạn mình.

Thì liền thấy người bạn vẫn ngồi ở đó, đọc sách trông có vẻ khá thư giãn, không giống gặp khó khăn, biến cố gì.

“Anh đã không đến suối trong nhiều tuần rồi?” Người thợ rừng nói trong sự nhẹ nhõm.

Người kia xin lỗi, giải thích rằng không cố ý làm bạn mình lo lắng.

“Nhưng làm sao anh có thể sống sót nếu không có nước?”

Người bạn của anh mỉm cười. “Để tôi cho anh xem cái này.”

Họ đi vòng quanh túp lều. Trong sân có một cái giếng. Người thợ rừng kia nhìn xuống thấy một cái hố tối tăm.

“Tôi không nhìn thấy đáy. Làm sao anh có thể đào sâu như vậy?” Anh hỏi.

“Đây là những gì tôi đã làm trong 05 năm qua”, người bạn của anh ấy trả lời. “Tôi đào mỗi ngày. Ngay cả khi tôi kiệt sức, tôi vẫn về nhà và đào sâu hơn một chút. Tôi nghĩ rằng thêm một chút còn tốt hơn là không có gì.”

Người thợ rừng kia rất ngạc nhiên.

“Anh đã tìm thấy nước cách đây hai tuần, đúng không?”

“Đúng vậy,” người bạn của anh ta mỉm cười. “Tôi không cần phải đi bộ đến suối nữa. Bây giờ tôi có thời gian để làm những việc tôi thích.”


Câu chuyện này gợi ý cho chúng ta một sự thật rằng.

Dù đang làm bất kì công việc gì, thì cũng đừng quên chuẩn bị sẵn cho tương lai, đừng chỉ mãi chú tâm vào hiện tại.

Công việc ngày làm 08 tiếng của bạn chính là công việc đi lấy nước hàng ngày, để nuôi sống bản thân, để trả hóa đơn.

Nó vô cùng quan trọng, rất nhiều lời khuyên trên mạng chê bai công việc 08 tiếng đều là những lời khuyên vớ vẩn (đa phần là của các chuyên gia dạy làm giàu, bán giấc mơ)

Thiếu nó, ngay lập tức cuộc sống hiện tại của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay, nên hãy yêu quý nó và làm việc chăm chỉ mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn có đang “đào một cái giếng” nào không?

Nếu không? Hãy tìm lấy một cái giếng nào đó để đào dần đi trước khi quá muộn.

Cẩn thận hiểu sai!!

“Đào giếng” ở đây không phải là bạn ngoài giờ làm việc đi làm thêm một đống công việc đến kiệt sức – dù điều này không hề sai.

Nhưng bản chất “đào giếng” phải giống như người thợ rừng trong câu chuyện trên.

Đó là khi bạn đào thành công thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi, nhàn nhã và thảnh thơi hơn.

Đó mới là “đào giếng”.

Mỗi người, tùy vào năng lực, sở thích mà có thể tìm ra những cách đào giếng cho bản thân.

Hãy luôn tự hỏi, hành động nào nếu bạn làm từng chút mỗi ngày, một khi thành công sẽ giúp cuộc sống bạn thảnh thơi hơn?

Nếu bạn không thể tìm ra, thì hãy tham khảo cái giếng của mình.

Đó chính là xây 01 kênh mạng xã hội và sử dụng thương hiệu cá nhân để bán mọi thứ bạn muốn, từ sản phẩm vật lý cho đến sản phẩm kỹ thuật số.

Nếu bạn muốn xây kênh thì hãy xem hướng dẫn chi tiết => Tại đây

Đây là lựa chọn vô cùng tiềm năng, vì ai cũng có thể bắt đầu được, dù bạn có nguồn lực khổng lồ hay là khiêm tốn giống như mình thì cũng đều có thể bắt đầu.

Mỗi ngày sau giờ làm thì đào một tí, để chuẩn bị một sự phòng thủ cho thị trường lao động khắc nghiệt tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới.

Không cần đầu tư quá nhiều. Không rủi ro. Không gây ảnh hưởng đến công việc “đi lấy nước hàng ngày” của bạn.

Tiềm năng thì không có giới hạn, tận dụng được mọi tiến bộ công nghệ trong thời đại hiện nay như AI.

Hướng dẫn từng bước từ A => Z để bạn xây được một kênh Tiktok thành công và bán mọi thứ bạn nghĩ ra trong đầu bằng thương hiệu cá nhân

Đảm bảo hoàn tiền 100% trong 30 ngày sau khi tham gia nếu nó không giúp ích được cho bạn.

Hẹn gặp lại!

Quang.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan